31 - An Phú Đông 12 - P .An Phú Đông – Q.12 – TP.HCM
CSKH : 0937 452525 - For English : +84 963 151539
cnytnamcuong@gmail.com

Máy X quang – Nguyên lý, cấu tạo và phân loại máy chụp X quang trong y tế

Máy X quang – Nguyên lý, cấu tạo và phân loại máy chụp X quang trong y tế

  1. Máy chụp X quang là gì?

Máy chụp X quang là một thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh; phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X để xây dựng; và tái tạo hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Những hình ảnh này cung cấp thông tin có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trong lĩnh vực y tế, máy X–quang giữ vai trò quan trọng; giúp cho y bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Các ứng dụng của X quang : khảo sát cấu trúc các bộ phận của cơ thể như chụp xương khớp; chụp bụng, chụp sọ não, chụp cột sống, chụp phổi, chụp hệ tiết niệu, chụp mạch, dạ dày… Hiện nay, X quang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp cả nướ;, bất cứ bệnh viện lớn hay nhỏ, từ trung ương đến địa phương.

máy chụp x-quang

Cơ sở vật lý của máy chụp X quang dựa trên tính chất của tia X (tia Roentgen)

2. Tia X là gì :

Tia X được nhà bác học người Đức Roentgen phát hiện ra vào năm 1895. Với phát minh này ông nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1901. Và cũng từ đó chúng ta đã có được những bước tiến dài trong lĩnh vực này…

Tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron; khi nó đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt nhân; khi quỹ đạo của tia X thay đổi; 1 phần động năng (năng lượng của vật thể có được khi chuyển động) của electron sẽ bị mất đi; và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra tia X.

3. Tính chất của tia X :

  • Tính truyền thẳng và đâm xuyên; Tia X truyền thẳng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia càng tăng. Chính vì độ xuyên sâu của tia X cao nên người ta dùng để chụp những bộ phận cứng như; xương, răng, không dùng để chụp mô.
  • Tính bị hấp thu; sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống; do một phần năng lượng bị hấp thu. Đây là cơ sở của các phương pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang.

4. Nguyên lý hoạt động máy chụp X quang.

Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì suy giảm; do bị hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua. Cuối cùng, chùm tia tác dụng với bộ phận thu nhận (film, detector, màn chiếu…); và xử lý hình ảnh để cho ra kết quả, bộ phận thu nhận; và xử lý hình ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ máy X quang.

nguyên lý của máy chụp xquang

5. Cần làm gì khi được chỉ định chụp X quang

  • Chụp X quang không chuẩn bị; bao gồm các kỹ thuật chụp X quang các bộ phận của cơ thể như; chụp xương khớp, chụp bụng, chụp sọ não; chụp cột sống, chụp phổi, chụp hệ tiết niệu… không sử dụng được chất cản quang.
  • Chụp X quang có chuẩn bị; được dùng để chỉ những kỹ thuật X quang quy ước; có sử dụng dược chất cản quang (Barysulfat, các thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch); như chụp lưu thông thực quản-dạ dày-tá tràng với baryt, chụp niệu đồ tĩnh mạch….

  • 6. Vấn đề an toàn trong chụp X quang
    Do tia X là một bức xạ nên có thể làm tổn thương tế bào; tổn thương thứ cấp, tổn thương phôi bào, tổn thương tác hại di truyền, ung thư,… Do đó phải dùng vật chắn tia; nếu không thể tránh xa được tia phóng xạ, phải sử dụng những màn chắn tia, hoặc màng hấp thụ.
  • Đóng kín ngõ ra của tia bằng vật hấp thụ phóng xạ ở tại bóng đèn.
  • Dùng tấm lọc tia phải có bề dày ít nhất từ 1-2mm nhôm đặt ở cửa sổ đầu đèn.
  • Điều khiển chống tia để tránh bộ phận sinh dục; và dùng tấm chắn cao su chì để bảo vệ bộ phận sinh dục ;khi chẩn đóan phần bụng của bệnh nhân nam, nữ; và cả vùng ngực bệnh nhân.
  • Tường, cửa của phòng X-quang phải được tráng barit hoặc ốp chì, kính chì; đảm bảo tia X không thoát ra ngoài.
  • Kỹ thuật viên sử dụng máy X-quang cần mặc quần áo bảo hộ; phải chuẩn bị bệnh nhân thật kỹ để tránh cho bệnh nhân phải chẩn đoán lần 2; nên dùng loại phim có lớp nhũ tương độ bắt sáng cao nhất và dùng bìa tăng sáng siêu nhạy.
  • Sử dụng bộ thời gian tự động (Autotimer) như là tế bào quang điện bằng ion; để giảm thiểu việc chụp phim lần 2.
  • Thời gian chụp ảnh không được lâu; bệnh nhân không được chụp ảnh nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

EMAIL : CNYTNAMCUONG@GMAIL.COM

FACEBOOK : Các sản phẩm có thể quý khách quan tâm: Gạch Barite , Chì Tấm, Kính Chì, Cửa Chì, Bình Phong Chì, Vật Tư Khác, Chì lá cho lưới cáCNYT NAM CƯỜNG

Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *