31 - An Phú Đông 12 - P .An Phú Đông – Q.12 – TP.HCM
CSKH : 0937 452525 - For English : +84 963 151539
cnytnamcuong@gmail.com

THI CÔNG PHÒNG MỔ TRONG BỆNH VIỆN

THI CÔNG PHÒNG MỔ TRONG BỆNH VIỆN

(Meta) Thi công phòng mổ trong bệnh viện hoặc các phòng khám tư nhân cũng không khó. Chỉ cần tuân thủ các quy định của bộ Y Tế. Trao đổi với phía bệnh viện để hiểu rõ hơn. 

Thi công phòng mổ trong các cơ sở y tế thường được đặc biệt lưu tâm. Yếu tố vô khuẩn cần đặt lên hàng đầu. Để xác định xây dựng và triển khai phòng mổ, nhà thầu cần tuân thủ các quy tắc nhất định. Đó là các tiêu chuẩn nào trong phòng mổ?

Tiêu chuẩn một phòng mổ đạt chuẩn trong các bệnh viện và cơ sở Y Tế

Tiêu chuẩn xây dựng phòng mổ thường là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong các cơ sở y tế.

Thi công phòng mổ thường gần các khu có liên quan như khu chăm sóc tích cực, khu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,…Nhằm vận chuyển bệnh nhân thuận tiện, phòng mổ cần gần các khu đó. Các y bác sĩ cũng di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, bệnh viện có thể kiểm soát người đi qua đi lại.


Phòng mổ được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại (minh họa)

Tiêu chuẩn một phòng mổ chất lượng theo quy định của Bộ Y Tế là ISO ở cấp độ 7 (class 10 000, tiêu chuẩn 352 000 hạt là vào khoảng 0,5 micron/1m3 không khí).

Thiết kế phòng mổ theo hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Không gian phòng không có các góc cạnh để đảm bảo công tác vô trùng. Đồng thời, các nhân viên y tế làm việc thuận tiện. Nếu phòng có nhiều góc cạnh, thì các bạn dùng tủ âm tường để tạo thêm không gian.

Diện tích phòng mổ tối thiểu là 36m2. Chiều cao từ sàn đến trần không thấp hơn 3,1m. Phòng mổ phải đảm bảo có các thiết bị chính: bàn phẫu thuật, xe gây mê và cá bảng để thiết lập dụng cụ. Ngoài ra thì phòng cũng có những dụng cụ khác như:

  • Bộ xử lý không khí đặc biệt dùng để lọc không khí và duy trì áp suất
  • Hỗ trợ điện có hệ thống dự phòng (trong trường hợp bị mất điện đột ngột)
  • Máy hút tường, oxy và các loại khí gây mê
  • Có thùng rác y tế
  • Bản đồ phòng mổ (để điều dưỡng và người lao công dọn dẹp và sắp xếp lại đúng các vị trí thiết bị trong phòng)

Đối với phòng mổ trong bệnh viện, tiêu chuẩn thi công phòng mổ còn là tuân thủ quy tắc 1 chiều và đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Mỗi phòng mổ cần có 2 cửa: 1 cửa chính và 1 cửa phụ.

Các thông số cần lưu ý trước khi thi công phòng mổ

Tùy theo vào mục đích sử dụng, phòng mổ sẽ có các tiêu chí thiết kế riêng. Với phòng mổ ở các bệnh viện, phòng phải đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế về Y như GMP, WHO-GMP, EU-GMP,…Khu vực phòng mổ luôn có không khí sạch, vô khuẩn, nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.

  • Phòng mổ chính: có độ sạch là 10,000; độ ẩm là 50%; nhiệt độ phòng là 23-25 độ C; số lần trao đổi gió là 22-40 lần
  • Phòng tiểu phẫu: có độ sạch là 100,000; độ ẩm là 50%; nhiệt độ phòng là 23-25 độ C; số lần trao đổi gió là 25 lần
  • Hành lang khu mổ: có độ sạch là 100,000; độ ẩm là 50%; nhiệt độ phòng là 23-28 độ C; số lần trao đổi gió là 6 lần
  • Khu thanh trùng: có độ sạch là 1,000,000; độ ẩm là 50%; nhiệt độ phòng là 23-28 độ C; số lần trao đổi gió là 2 lần
  • Khu hồi sức: có độ sạch là 1,000,000; độ ẩm là 50%; nhiệt độ phòng là 23-25 độ C; số lần trao đổi gió là 2 lần.

Phòng mổ cần những vật dụng nội thất nào?

Tùy theo mục đích sử dụng, phòng mổ sẽ có thêm các thiết bị đặc thù (minh họa)

Theo tiêu chuẩn của bộ Y Tế, phòng mổ cần trang bị những vật dụng sau:

  • Hệ khung vách tường: các tấm vách tường dạng module trong phòng mổ có khả năng kháng khuẩn, cách âm và chống cháy (vì có tính cách nhiệt). Hệ thống khung phòng mổ có các hệ thống phanh bằng thép mạ kẽm, gia cố xuống sàn và trần phòng. Thiết kế cần đảm bảo tháo lắp dễ dàng.  
  • Cửa phòng mổ: thường có 2 loại chính là hệ cửa trượt và hệ cửa mở quay. 2 loại cửa này có cấu tạo tương đồng nhau (khung và tấm cửa được làm từ thép không rỉ, có bộ truyền động và tay cầm)
  • Đèn chiếu sáng âm trần: có thể chọn đèn huỳnh quang âm trần, đèn LED âm trần hoặc đèn LED âm trần in hình
  • Tủ dụng cụ âm tường: tủ dạng này có tủ 1 cánh và 2 cánh. Ưu điểm của tủ là tiết kiệm diện tích và dễ dàng vệ sinh
  • Bồn rửa tay phẫu thuật: khu vực phòng phẫu thuật phải có bồn rửa tay cho các bác sĩ rửa tay trước khi vào phòng mổ. Khung bồn làm từ vật liệu thép không rỉ chất lượng cao và composite sợi khoáng. Bề mặt bồn rửa không có lỗ xốp nhằm ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Bảng điều khiển: các phòng mổ hiện đại thường được trang bị bảng này. Kỹ thuật viên phòng mổ có thể kiểm soát tình trạng phòng mổ, tránh rủi ro cho bác sĩ và bệnh nhân
  • Đèn đọc phim X-quang: thường gắn trên tường có kết cấu rắn chắc để đảm bảo độ khít và đồng bộ với hệ vách phòng mổ. Khung đèn bằng thép sơn tĩnh điện.
  • Hệ thống PACS: là hệ thống hiển thị hình ảnh được thiết kế âm tường hoặc lắp nổi với khung thép không rỉ. Hệ thống có màn hình đơn hoặc đôi, tích hợp với bàn phím và chuột.
  • Hệ thống nguồn cách ly (IPS): cung cấp điện cho các thiết bị máy trong phòng mổ. Phòng mổ và khu can thiệp tim mạch đều gắn hệ thống này.

Thông số kỹ thuật chuẩn cho cửa phòng mổ

Tiêu chuẩn thi công, thiết kế và chất liệu xây dựng phòng mổ đều cần đảm bảo vô trùng.

  • Kích thước cửa phòng mổ bệnh viện: 1600*2100mm
  • Kích thước cửa phụ phía sau: 1000*2100mm
  • Tấm chì dày 1mm
  • Khuôn cửa: thường làm từ vật liệu inox SUS 304 (dày 1.2-1.5mm)
  • Viền cánh cửa: thường bằng nhôm anot hóa
  • Hệ thống gioăn cửa: cửa tự động kín khí B1 Grade Polyurethane
  • Trên ô cánh cửa: ô kính quan sát 300*500mm
  • Vật liệu trong cửa: Honeycomb hoặc bơm PU
  • Nắp hộp kỹ thuật: nhôm (dày khoảng 3mm)
  • Tay nắm bên ngoài: inox (tay nắm cửa bên trong âm)

Quy trình thi công phòng mổ

Thi công phòng mổ cần thực hiện từng bước quy trình sau:

Không những phòng mổ mà khu vực xung quanh cũng nên đảm bảo an toàn sử dụng (minh họa)

Bước 1: khảo sát không gian thực tế

Tiếp nhận các yêu cầu của các y bác sĩ và khảo sát nơi sẽ xây dựng phòng mổ. Song song cùng với đó, đơn vị thi công sẽ đo đạc các thông số. Tìm hiểu môi trường xung quanh bệnh viện giúp đơn vị hiểu hơn về bệnh viện trước khi xây phòng mổ.

Bước 2: Cân nhắc giữa các thông số kỹ thuật với không gian thực tế

Nhà thầu đo đạc diện tích và kiểm tra không gian thực tế. Sau đó, cân nhắc các yếu tố thuộc cơ cấu. Sau khi đã cân nhắc các yếu tố đó, nhà thầu sẽ phác thảo một bản phòng mổ.

Bước 3: Trao đổi thêm với phía bệnh viện

Khi nhà thầu thực hiện bản thiết kế phòng mổ, đại diện của bệnh viện để thống nhất các thông số kỹ thuật, cửa phòng sạch và vị trí đặt các thiết bị bên trong

Bước 4: Tiến hành thi công hạng mục

Nhà thầu đã thống nhất các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn với đại diện bệnh viện, hạng mục sẽ bắt đầu thi công. Nhà thầu tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sự an toàn khi vận hành phòng.

Bước 5: Kiểm tra trước khi bàn giao

Sau khi đã thực hiện xong phòng, nhà thầu sẽ kiểm tra toàn bộ phòng trước khi bàn giao. Tất cả hệ thống chiếu sáng, đo nhiệt độ, thi công ốp chì…, đều phải kiểm tra chi tiết. Giữa nhà thầu và bệnh viện sẽ nghiệm thu kết quả trước khi khởi động phòng mổ

Bước 6: Khởi động phòng mổ và các vấn đề liên quan sau đó

Khi đã khởi động phòng, phía bệnh viện và nhà thầu sẽ thống nhất thời điểm bảo trì phòng mổ. Hai bên cần thỏa thuận thời gian bao lâu thì sẽ tiến hành công việc bảo dưỡng và tu sửa.

Kết

Các hệ thống vận hành trong phòng mổ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân và các nhân viên y tế. Vì vậy, thi công phòng mổ cần theo quy định của bộ Y Tế. Ví dụ hệ thống chiếu sáng phải tách biệt với điện động lực dùng cho các thiết bị. Hệ thống điện cần có nguồn dự phòng và nối đất để tránh các tai nạn xảy ra.

Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *