(Meta) Phòng chụp X-quang luôn phải có trong các cơ sở khám chữa bệnh. Không những sử dụng phòng mà lúc thi công phòng chụp X-quang cũng phải tuân thủ các quy định.
Chụp X-quang là phương pháp cận lâm sàng và có vai trò quan trọng trong các cơ sở Y Tế. Vì các bác sĩ có thể tham khảo và chẩn đoán bệnh lý. Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp (phổi, phế quản) và cơ-xương-khớp đều cần có các tấm phim chụp X-quang. Chụp X-quang cũng giúp các bác sĩ phát hiện các khối u ác tính và tầm soát ung thư sớm cho bệnh nhân.
Thi công phòng chụp X-quang là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng bệnh viện hoặc phòng khám. Xây dựng phòng chụp này không đơn giản như khi ta xây phòng nghỉ dưỡng hay các phòng dân dụng khác.
Chuẩn bị gì để mở phòng X-quang?
Nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nên các bệnh viện và phòng khám tư thục cũng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, các bệnh viện và phòng khám bên ngoài cũng thiết lập nhiều phòng xét nghiệm. Phòng chụp X-quang là phòng chụp chiếu không thể thiếu đối với bệnh viện và phòng khám.
Để thiết lập một phòng X-quang không khó nhưng cũng không phải là dễ. Khó là vì các bạn phải tuân thủ một số nguyên tắc đảm bảo an toàn sử dụng trong ngành Y Tế. Dễ là bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các nguyên tắc.
Vậy điều kiện để được mở phòng chụp X-quang đạt chuẩn trong các cơ sở y tế là gì?
- Phải có các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đứng tên trên mặt pháp lý và phụ trách chuyên môn
- Trang bị các thiết bị cần thiết cho phòng chụp như máy chụp X-quang, phòng cản xạ các tia X-quang lọt ra bên ngoài,…
- Chọn các vật liệu để xây tường và trần như gạch chống phóng xạ RS, vữa baxit hoặc tấm chì cản tia xạ
- Đo hàm lượng phóng xạ trong máy X-quang
- Hoàn thiện hồ sơ chứng nhận an toàn tia bức xạ và xin cấp giấy phép từ Sở Y Tế địa phương
Các tiêu chí thiết lập phòng X-quang
Hiện nay, có một thực trạng là các cơ sở y tế ngoài công lập thuê không gian là nhà ở hoặc văn phòng để biến thành phòng khám chữa bệnh. Các phòng xét nghiệm cũng không ngoại lệ. Các phòng như vậy chỉ được sửa chữa lại và đi vào hoạt động.
Trên thực tế, các phòng xét nghiệm như phòng chụp X-quang cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế. Các tia phóng xạ có thể lọt ra ngoài từ máy chụp chiếu gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và bệnh nhân. Các phòng chụp chiếu cần phải có các vật liệu che chắn.
Tia X độc hại khi chụp X-quang không đúng cách hoặc trong điều kiện không đảm bảo. Thiết bị chụp không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng gây ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh.
Kết cấu hạ tầng
Khung cột phải là loại bê tông hoặc cốt thép. Tường và các vật liệu hoàn thiện cần có phần bao che bên ngoài. Trang trí nội và ngoại thất phải theo tiêu chuẩn chung của các cơ sở khám chữa bệnh.
Nền và sàn
Không có bậc thang. Nền và sàn nhà có thể lát gạch nhưng phải có sơn chống trơn trượt. Đảm bảo bề mặt phẳng, nhẵn, có tính chống thấm nước và tĩnh điện. Bên cạnh đó, nền nhà cũng phải dễ dàng vệ sinh.
Sàn ở phòng đặt các máy chụp X-quang nên đổ bê tông dày khoảng 100mm và lát gạch men bằng phẳng (tương ứng với độ dốc của sàn là +/-00). Sàn nhà ở phòng điều khiển chỉ cần lát gạch men là đủ.
Tường và trần
Tường và trần phải được ốp vật liệu cứng cáp và có tính bền vững. Nên phủ một lớp sơn trên tường. Sơn phải che phủ toàn bộ phần tường. Nếu có phủ thêm chất liệu lên tường và trần, thì chất liệu phải có tính chống thấm. Bên trong tường cũng cần có vật liệu chống các tia bức xạ.
Cửa ra vào
Cửa phòng X-quang cần được bao phủ bởi vật liệu cản các tia bức xạ. Các vật liệu đó có thể là chì lá và cao su. Cửa ra vào phải có đèn và biển báo tia bức xạ. Tia bức xạ phải đặt ở ngang tầm mắt của mọi người và đặt ở bên ngoài phòng chụp. Cánh cửa là nơi đảm bảo không có tia bức xạ lọt ra ngoài khi thực hiện quy trình chiếu hoặc chụp.
Cửa sổ
Chất liệu làm nên cửa sổ phải là gỗ hoặc kim loại. Cửa sổ cần có phần kính để ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Tốt nhất là dạng kính mờ. Cánh cửa phải có chốt khóa đóng và mở an toàn.
Cửa chắn tia bức xạ
Các phòng chụp chiếu X-quang cần có cửa chắn tia bức xạ. Cửa này là tấm chì bao phủ xung quanh.
Phòng đặt các thiết bị X-quang
Luôn phải có vật liệu che chắn và bao phủ để đảm bảo các tia bức xạ không lọt ra bên ngoài (thậm chí là lọt qua khe cửa). Nơi rửa phim cũng phải sạch (không có tia bức xạ). Máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng từ không nên đặt ở gần cửa sổ vì tia bức xạ và sóng điện tử không ra ngoài.
Xung quanh khu vực phòng chụp X-quang
Ở khu vực này, các bạn cần phải đặt đèn báo hiệu và bảng cảnh báo bức xạ. Bảng này cũng phải đặt ở ngang tầm mắt mọi người và thường ở ngoài cửa ra vào.
Đèn báo hiệu phải luôn sáng trong thời gian chụp. Vì đó là lúc các thiết bị chiếu chụp phát ra tia bức xạ nhiều nhất. Chiều cao tấm chắn phải cao từ 2m trở lên (kể từ sàn nhà), chiều rộng tối thiểu là 90cm và độ dày chì khoảng 1,5mm.
Tủ điện
Tủ điện thì phải trang bị một số thiết bị như:
- Áp tô mát (3 dòng cắt 100A)
- Cáp điện 3 pha (4 dây lõi đồng)
- Dây tiếp đất phải có tiết diện tối thiểu 22m2
- Điện trở hố tiếp mát nhỏ hơn 10 Ohm
- Nguồn điện cung cấp là loại 3 pha (380V)
- Điện áp ổn định và có biên độ dao động là +/-5%
Diện tích tối thiểu của một phòng chụp X-Quang chất lượng là bao nhiêu?
Trong xây dựng, ai cũng mong muốn tiết kiệm diện tích để tiết kiệm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, phòng chụp X-quang không thể áp dụng được như vậy. Diện tích xây dựng phòng chụp X-quang cần tuân thủ theo quy định.
Phòng chụp X-quang nhũ ảnh
Khác với phòng chụp X-quang thông thường, phòng chụp X-quang có những yêu cầu chi tiết hơn.
- Phòng đặt thiết bị X-quang chụp vú: 12m2, cạnh tối thiểu là 3,5m2
- Chiều cao đóng chì khoảng 2,5m; chiều dày chì là 1mm (với tường 20mm) và tấm chì dày 1,5mm (với tường 10mm); kính chì có kích thước 0,3×0,4m với chiều dày kính chì là 12mm.
Đối với phòng chụp X-quang thông thường
- Phòng đặt thiết bị chiếu và chụp X-quang tổng hợp (không có bàn người bệnh): 12m2, cạnh tối thiểu là 3m2, cạnh tối thiểu là 3,5m2
- Phòng đặt thiết bị chụp và chiếu X-quang răng toàn cảnh và thiết bị chụp sọ (không có bàn người bệnh): 14m2, cạnh tối thiểu là 3,5m2
- Phòng đặt thiết bị chụp và chiếu X-quang có bàn người bệnh: 14m2
- Phòng chụp X-quang tổng hợp và sử dụng bàn bệnh nhân lật nghiêng: 20m2
- Phòng chụp X – quang có bơm thuốc cản quang để chụp mạch và tim: 36m2
- Chiều cao đóng chì ở các khung cửa: 2,5m; chiều dày chì là 1mm (với tường 20mm); chì dày 1,5mm (đối với tường 10mm); kính chì có kích thước 0,3×0,4m (với chiều dày kính chì 12mm)
Không cần phải thiết lập 1 phòng chụp X-quang cho chụp chiếu 1 chiếc răng theo quy định của Bộ Y Tế. Thay vào đó, nhân viên Y Tế có thể linh hoạt dùng chung phòng chụp X-quang thông thường.
Các vật liệu để xây dựng phòng chụp X-quang
Ngoài diện tích tối thiểu, các bạn cũng nên chú ý đến phần vật liệu. Vật liệu xây dựng phòng chụp X-quang chính là thành trì vững chắc. Gạch barite, vữa barite, chì lá, cao su chì là các vật liệu cản các tia bức xạ.
Chì cản xạ
Phòng X-quang là nơi thường có chì cản xạ. Để đảm bảo an toàn, phòng chụp X-quang luôn được thiết kế đặc biệt. Chì phản xạ là vật liệu đầu tiên để ngăn tia phản xạ ra bên ngoài. Tấm chì phòng X-quang là một trong các vật liệu bắt buộc phải lắp đặt ở những nơi sử dụng tia X để phục vụ cho việc chụp chiếu. Vì chì là vật liệu ngăn tia phóng xạ gần 100% (đạt 99.5%).
Khuôn cửa thường làm bằng thép hoặc nhôm có độ dày 1.5mm. Bên trong khuôn cửa cũng phải dát tấm chì dày 2mm hoặc tối thiểu chì tấm 1mm.
Phần cánh cửa được làm từ thép sơn tĩnh điện hoặc nhôm. Bên trong cánh cửa là bông thủy tĩnh hoặc honeycomb và dát thêm chì (có độ dày 2-3mm).
Nếu cửa chì phòng x-quang dạng trượt mở thì phần cánh cửa sau khi đóng phải chườm qua ô tường (khoảng 50mm) ở 4 cạnh của cửa. Chân cánh cửa phải hạ âm sàn xuống đất.
Trần của phòng chụp X-quang cũng được dát chì để ngăn tia phóng xạ. Cửa phòng X-quang thường bọc chì. Dù là cửa trượt hay cửa mở quay, phòng X-quang luôn có cánh cửa như vậy. Một số cơ sở còn lắp đặt kính chì.
Cửa thép bọc chì cản xạ
Chì là vật liệu hàng đầu để ngăn cản tia bức xạ. Vì tính năng nổi trội này, chì được ứng dụng phổ biến trong các thiết kế phòng chụp chiếu hoặc chứa thiết bị phóng xạ. Thậm chí chì cũng được bọc trong cánh cửa để tăng tính thẩm mỹ và an toàn sử dụng.
Cửa thép bọc chì cản xạ có thể là cửa mở quay hoặc cửa mở lùa. Một số cửa còn có ô kính quan sát. Chất liệu kính cũng phải có tính chất chống tia bức xạ. Thông thường, ô kính có chiều cao khoảng 1000mm, kích thước là 800x1200mm, độ dày kính khoảng 10mm.
Bột bả Barite chống phóng xạ
Bột bả Barite (Bari Sunphat) là hợp chất dưới dạng tinh thể rắn và màu trắng như muối. Bột Barite không có mùi vị và cũng không thể hòa tan trong nước. Chất này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, thiết kế và xây dựng.
Ngày nay, các cơ sở y tế cũng thường dùng bột này để thiết lập các phòng chụp chiếu và phòng xạ trị. Tác dụng nổi bật của bột Barite là ngăn các tia bức xạ khi sử dụng năng lượng hạt nhân. Trong ngành Y Tế, bột Barite là tấm chắn các tia bức xạ. Người ta hòa trộn cùng với bê tông hoặc đôi khi dùng nó để quét lên tường.
Gạch Barite
Gạch Barite là hỗn hợp của xi măng và cát vàng. Bột Barite thường cản tia xạ nên được pha trộn với tỷ lệ hợp lý. Sau đó, người ta ép ủy lực bột Barite để thành viên gạch Barite. Gạch Barite có nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy theo diện tích phòng chụp X-quang mà cơ sở Y Tế cần, gạch Barite cũng có kích thước tương ứng.
Gạch chống phóng xạ RS
Gạch chống phóng xạ RS là giải pháp mới và là vật liệu thay thế khi thi công phòng chụp X-quang.
Lúc chưa có gạch chống phóng xạ RS, người ta chỉ dùng chì. Chì thể hiện 2 nhược điểm rõ rệt: gây độc hại (cho người thi công và môi trường) và có chi phí cao. Nếu không có chì, thì người ta dùng vữa barite trát tường. Vữa Barite cũng không phù hợp vì tiêu chuẩn cản xạ không cao và không thể tái sử dụng.
Kết
Thi công phòng chụp X-quang cần tuân thủ các quy định tiêu chuẩn thiết lập phòng chẩn đoán hình ảnh của Bộ Y Tế. Chì là vật liệu chủ chốt khi xây dựng nên phòng chụp chiếu này. Ngoài phòng chụp, phòng khám cần có phòng đặt thiết bị X-quang và phòng rửa phim.
EMAIL : CNYTNAMCUONG@GMAIL.COM
FACEBOOK : CNYT NAM CƯỜNG
Contact : +84.937.45.25.25
Thi Công Phòng Chụp X-Quang