Đảm Bảo Thi Công Phòng CT An Toàn và Đạt Hiệu Quả Cao

Picture2

(Meta) Tương tự như phòng X-quang, thi công phòng CT cũng cần đảm bảo an toàn cho y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân. Tiêu chuẩn phòng CT có khác gì phòng X-quang?

Phòng chụp CT là nơi các nhân viên y tế thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp để tái tạo hình ảnh. Dựa trên dữ liệu thu được sau khi phát tia X qua cơ thể bệnh nhân, kết quả sau đó sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính. Các dữ liệu khi chụp CT cắt lớp sẽ phải được xử lý trên máy để hiển thị cấu trúc vật thể hoặc vị trí đã chụp. Ảnh chụp mờ hay rõ nét tùy theo mức độ hấp thu tia X từ các thành phần thể tích.

Chụp CT cắt lớp đòi hỏi phải có không gian riêng. Đòi hỏi này là chính đáng vì các tia xạ phát ra từ các thiết bị chụp chiếu thường gây hại đến các tế bào trong cơ thể. Thiết lập phòng chụp CT rất đặc biệt. Đơn vị thi công phòng CT cần thực hiện theo quy chuẩn của bộ Y Tế.

Các tiêu chuẩn đảm bảo một phòng chụp CT an toàn

Chụp CT (còn gọi là chụp cắt lớp vi tính) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thường áp dụng rộng rãi trong các cơ sở Y Tế. Chụp CT cũng là phương pháp hỗ trợ các y bác sĩ chẩn đoán bệnh trạng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Để đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân viên Y Tế, bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân; phòng chụp CT phải theo quy chuẩn. Thi công phòng CT an toàn giúp hạn chế các rủi ro và tác hại của tia phóng xạ.

phong ct
Tiêu chuẩn phòng chụp CT (minh họa)

Trần nhà

Trần nhà trong phòng chụp CT và xung quanh hành lang cần có bề mặt phẳng và sạch bụi. Bên cạnh đó, trần nhà không được thấm nước và có tính cách nhiệt. Phòng chụp CT và hành lang cũng cần có các thiết bị tối thiểu như đèn chiếu sáng, điều hòa không khí và các thiết bị kỹ thuật khác. Trần trong phòng chụp phải trát vữa barite hoặc chất liệu cản tia bức xạ và tia điện từ.

Cửa phòng

Cửa phòng ở văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ và ở các hộ dân chỉ cần chú trọng đến tính thẩm mỹ. Nhưng với phòng chụp CT, thì các bạn còn phải chú ý đến tính an toàn khi sử dụng.

Các cửa lớn (cửa ra vào)

Tất cả các cánh cửa đều phải được bọc lớp tia cản xạ. Vật liệu bọc là cao su chì và chì lá. Tấm chì dày 3mm. Bên ngoài cửa cần có các bảng cảnh báo tia bức xạ. Khi đi ra và đi vào cửa phòng chụp CT, các bạn cần đóng và mở cửa nhẹ nhàng để tránh tia bức xạ lọt ra ngoài khi chụp chiếu.

Các cửa sổ

Các khung cửa cũng cần có chất liệu ngăn các tia bức xạ. Chất liệu ngăn tia là gỗ, kính inox hoặc kim loại. Các chất liệu này cũng hỗ trợ ánh sáng tự nhiên vào phòng. Ánh sáng vào phòng trong mức tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế. Các cửa sổ cần có chốt hoặc khóa an toàn và hạn chế mở cửa sổ.

Vệ sinh phòng

Vấn đề vệ sinh trong ngành Y Tế luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các phòng chụp và xét nghiệm cũng cần có vệ sinh. Phòng chụp và chẩn đoán hình ảnh như phòng chụp CT cũng cần vệ sinh thường xuyên. Các thao tác lau chùi vệ sinh ở phòng CT cũng cần lưu ý.

Tường phòng

Để đảm bảo an toàn cho phần bức xạ trong phòng chụp CT, các cánh cửa cần kín. Bề mặt tường cũng đóng vai trò quan trọng. Dùng các vật liệu ngăn ngừa tia bức xạ như gạch chống phóng xạ, ốp chì lá, cao su chì, vữa barite. Lớp che phủ ngoài tường cũng cần có tính chống thấm.

Phòng đặt thiết bị

Phòng đặt thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Không để các tia xạ lọt ra bên ngoài và không để ánh sáng chiếu vào phòng rửa phim. Các phòng đặt thiết bị chụp CT không nên bố trí cửa sổ để che chắn sóng điện từ và cản tia xạ.

Các phòng này cũng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tính an toàn (ánh sáng không chiếu vào phòng rửa phim). Các thiết bị trong phòng CT phải đa dạng loại hình chụp cắt lớp cho bệnh nhân như sọ não, đầu-mặt-cổ, cột sống, phổi và lồng ngực, khoang bụng và xương chậu và xương khớp

Hộp chuyển đồ

Thường đặt ở phòng tráng rửa phim cùng với các bộ phận chức năng. Ô kính quan sát phải là ô kính chì để cản tia bức xạ.

Các chi tiết khác

Thi công phòng chì cần phải lắp đặt một số chi tiết khác.

  • Thanh chống va đập bên ngoài tường (gần phòng chụp hoặc các phòng có chuyển bệnh nhân)
  • Cửa đóng mở tự động
  • Cửa bọc chì
  • Vách kính khung bao inox
  • Vách panel kháng khuẩn
  • Inox ốp thang máy
20190522 023429 699760 chup cat lop vi tin.max 1800x1800 1
Phòng chụp CT hiện đại (minh họa)

Diện tích phòng chụp CT

Trước khi thiết lập phòng CT, các bạn cần biết các quy định về tiêu chuẩn xây dựng phòng chụp CT, đặc biệt là diện tích phòng. Nếu sai diện tích, thì các bạn khó xin giấy phép hoạt động. Bên dưới là tiêu chuẩn về diện tích thi công phòng CT của bộ Y Tế.

  • Phòng đặt thiết bị CT chụp vú: 12m2
  • Phòng đặt thiết bị tổng hợp không có bàn người bệnh: 12m2
  • Phòng đặt thiết bị chụp răng toàn cảnh và thiết bị chụp sọ: 14m2
  • Phòng đặt thiết bị chiếu và chụp tổng hợp có bàn người bệnh: 14m2
  • Phòng đặt thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner: 28m2
  • Phòng chụp tổng hợp sử dụng bàn người bệnh lật nghiêng được: 20m2
  • Phòng chụp có bơm thuốc cản quang để chụp mạch và tim: 36m2
  • Phòng đặt thiết bị xạ trị từ xa: 30m2
  • Phòng đặt thiết bị dao gamma: 30m2
  • Phòng đặt thiết bị xạ trị áp suất liều cao: 30m2

Cửa chì phòng chụp CT là gì?

Cửa chì phòng chụp CT là mẫu cửa chuyên dụng, có khả năng đóng và mở tự động nên thuận tiện cho nhân viên y tế đẩy xe băng ca cho bệnh nhân. Cánh cửa còn có chì tấm x quang để hút các tia bức xạ và tia không xuyên ra bên ngoài.

Vai trò của cửa bọc chì là đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế và bệnh nhân. Duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, giảm nguy cơ phát sinh vi khuẩn. Trong quá trình chụp CT, kết quả chụp chiếu ảnh hưởng rất nhiều đến chẩn đoán bệnh trạng của bệnh nhân. Do đó, kết quả phải chính xác và đảm bảo an toàn cho y bác sĩ và bệnh nhân.

Cửa phòng chụp CT là tấm chắn tia bức xạ hữu hiệu để các tia không phát tán ra bên ngoài. Bên cạnh đó, vai trò của cửa phòng chụp CT là giữ không khí yên tĩnh, không khí trong lành trong phòng chụp. Môi trường điều trị tổng thể đều sạch và đẹp.

Picture1
Cửa chì phòng chụp CT (minh họa)

Thông số kỹ thuật cơ bản của cửa chì phòng chụp CT

  • Kích thước cửa cơ bản: 1600 x 2100mm
  • Khuôn cửa bằng inox 304, dày từ 1,2 đến 1,5mm
  • Chất liệu cửa: bằng thép bọc chì hoặc panel bọc chì. Bên trong cũng phải bọc chì dày từ 2 đến 3mm (ngăn tia phóng xạ đạt đến 99%)
  • Tay nắm cửa: bọc chì và inox
  • Nắp hộp kỹ thuật: Nhôm dày 3mm
  • Có thể có bộ điều khiển tự động hoặc không, tùy theo loại cửa (cửa thường hoặc cửa tự động)

Các đặc điểm nổi bật của cửa

  • Có khả năng cách âm và cách nhiệt
  • Duy trì nhiệt độ phù hợp trong phòng
  • Có tính an toàn cao (ngăn chặn tia xạ)
  • Có khóa cửa thông minh giúp kiểm soát vấn đề ra và vào cửa
  • Có hệ thống đảo chiều và dừng khẩn cắp
  • Đa dạng kích thước và mẫu mã

Cần lưu ý gì khi thực hiện cửa chì phòng chụp CT?

Cửa chì đảm nhiệm đúng chức năng khi thi công đúng nguyên tắc. Cửa chì cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn kỹ thuật cửa và chất lượng làm nên chì.

  • Cánh cửa: có độ dày từ 2 đến 3mm. Phần chì dát dày giúp tia xạ không lọt ra ngoài. Lưới chì phủ kín ô tường (40-50mm). Cánh cửa được sơn tĩnh điện, bông thủy tinh hoặc vật liệu honeycomb. Chân cánh cửa đặt âm trần ít nhất 5mm. Cửa chì xoay tự động có chân cánh cửa bọc inox.
  • Khuôn cửa chì: vật liệu là thép hoặc inox dày tối thiểu 1.5mm phủ bên ngoài. Bên trong dát chì dày khoảng 3mm. Độ dày dát chì có ảnh hưởng đến mức độ tia phóng xạ có lọt ra phòng hoặc không.
  • Bản lề cửa chì được bố trí nhiều và chi tiết hơn so với cửa thép thông thường
  • Nếu lắp đặt cửa thép bọc chì thì nên chọn loại cửa trượt để kéo cửa thuận lợi hơn. Cửa mở quay thì phải có tay cơ thủy lực để cửa luôn trong trạng thái đóng.

Các yếu tố đảm bảo an toàn của cửa chì

Cửa chì là cửa chuyên dụng ở các phòng phẫu thuật và các phòng chụp chiếu xét nghiệm ở các bệnh viện hoặc các phòng khám. Cửa chì phải đảm bảo một số yếu tố:

  • Bên trong cửa chì là khung thép hộp mạ kẽm được hàn kỹ lưỡng, chịu được sức nặng của chì ốp và không xảy ra tình trạng cong và vênh
  • Lớp chì ốp trong cửa là chì cán tấm, độ dày tùy thuộc vào loại máy chụp CT
  • Chất liệu của tấm ốp là inox, thép sơn tĩnh điện hoặc Alu loại dày chắc chắn
  • Lõi thép
  • Vỏ bọc chì (2mm trở lên)
  • Chất liệu không lẫn tạp chất

Các thiết bị cơ bản trong phòng CT

Các thiết bị trong phòng chụp CT ngày nay cũng được nâng cấp với CT 32, 64, 128 và 250 lát cắt. Càng nhiều dãy chụp chứng tỏ các lớp cắt càng đa dạng và nhiều góc độ khi chụp chiếu một bộ phận hoặc cơ quan nào đó. Điều này giúp các bác sĩ có thể thăm khám, sàng lọc, chẩn đoán, trị bệnh và có lộ trình điều trị chính xác.

CT 32

CT 32 dãy là dòng máy có trí tuệ nhân tạo, tích hợp đa dạng phần mềm hỗ trợ nhằm tăng chất lượng hình ảnh. Kết quả chụp chiếu ra cũng chính xác. Bác sĩ sẽ không chẩn bệnh nhầm và đưa ra phác đồ điều trị sai lệch. CT 32 lát cắt thường chụp ở phần sọ, xoang mũi, vùng ngực và bụng, cột sống.

CT 64

CT 64 có sự cải tiến hơn CT 32 ở lượng tia xạ chiếu lên cơ thể bệnh nhân. Điều này giúp giảm nguy cơ phát sinh ra ung thư. Trong khoảng thời gian ngắn (vài phút), máy chụp được 64 lát mỏng (tương đương 0,6mm). Hình ảnh kết quả rõ ràng và sắc nét dù là khối u nhỏ hay mô mềm. Nhờ có kỹ thuật này, bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu nhiễm khuẩn, chấn thương và ung thư khởi phát.

CT 128

CT 128 dãy là đỉnh cao trong các thiết bị chụp CT. Kỹ thuật chụp này cũng tạo ra 756 lát cắt nên độ phân giải thấy được từng chấm nhỏ ở mô mềm. Thời gian chụp nhanh đến mức chỉ tính bằng giây. Đây là kỹ thuật chụp 2 đầu bóng cao cấp nhất. Các bệnh lý về tim mạch, chấn thương ở trẻ sơ sinh, u nhỏ đều được phát hiện ra nhờ CT 128.

Các tiêu chí của thiết bị lắp đặt trong phòng chụp CT

  • Điện 3 pha hoạt động ổn định
  • Máy điều hòa không khí đảm bảo nhiệt độ dưới 20, độ ẩm không quá 70%
  • Có hệ thống tiếp địa điện trở 5 Ohm
  • Nền phòng ở vị trí đặt máy được cán bê tông loại 250, dày tối thiểu 20cm để đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định

Các tiêu chí đảm bảo phòng đặt thiết bị chụp răng

  • Diện tích phòng tối thiểu: 14m2
  • Kích thước 1 chiều tối thiểu: 3.5m
  • Có kính chì quan sát được bệnh nhân
  • Có biển cảnh báo bức xạ đặt ở nơi dễ quan sát
  • Vị trí ngoài phòng đặt thiết bị không được quá trị suất liều 0,5 µSv/giờ
  • Phòng đặt các thiết bị X-quang cần có khoảng cách an toàn nếu đặt ở trong khu dân cư

Kết

Nếu không rõ hoặc không thực hiện theo tiêu chuẩn thi công phòng CT, phòng khám hoặc bệnh viện không thể thiết lập một phòng chụp hoàn thiện. Vì Sở Y Tế địa phương sẽ không cấp giấy phép. Tóm lại, thi công phòng chụp chiếu này cần đảm bảo tính an toàn cho y bác sĩ và bệnh nhân.

CHÌ TẤM X QUANG

EMAIL : CNYTNAMCUONG@GMAIL.COM

FACEBOOK : CNYT NAM CƯỜNG
Contact : +84.937.45.25.25

Tin Tức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *