31 - An Phú Đông 12 - P .An Phú Đông – Q.12 – TP.HCM
CSKH : 0937 452525 - For English : +84 963 151539
cnytnamcuong@gmail.com

Làm việc an toàn với chì

Làm việc an toàn với chì

Tinh-can-than-la-gi

A. Tổng Quan về Kim loại Chì

Chì được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, khai thác và sản xuất. Trong quá trình làm việc, công nhân có nguy cơ bị nhiễm chì nếu hít, ăn hoặc tiếp xúc với chì. Chì là một kim loại độc hại cũng được sử dụng trong việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Nó có thể được kết hợp với các kim loại khác để sản xuất hợp kim.

Chì và hợp kim chì thường được sử dụng để sản xuất pin, đạn dược, và các sản phẩm kim loại khác. Những năm trước đây, chì thường xuyên được sử dụng trong sơn, gốm sứ và hàn đường ống. Do ảnh hưởng đến sức khỏe, số lượng chì được sử dụng trong các sản phẩm này ngày nay đã giảm bớt hoặc không còn sử dụng.

Việc tìm hiểu thêm về chì tại nơi làm việc và làm thế nào bạn có thể giữ cho mình và gia đình khỏi bị nhiễm chì là hết sức cần thiết.

B. Những công việc có thể có tiếp xúc với chì:

– Nghệ sĩ (vật liệu được sử dụng có thể chứa chì)

– Thợ sửa xe hơi (phụ tùng xe hơi có thể chứa chì)

– Công nhân sản xuất pin (pin có chứa chì)

– Công nhân xây dựng lại cầu (sơn cũ có chứa chì)

– Công nhân xây dựng (vật liệu sử dụng có thể chứa chì)

– Sĩ quan cảnh sát, người hướng dẫn bắn súng và người làm súng (đạn dược có chứa chì)

– Công nhân sản xuất thủy tinh (chì có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh)

– Thợ khai thác chì, sản xuất chì, luyện chì, nấu chì

– Công nhân sản xuất đạn, gốm sứ, và các thành phần điện (tất cả có chứa chì)

– Họa sĩ (sơn cũ và sơn thương mại có thể có chì)

– Công nhân sản xuất nhựa (vật liệu làm có thể có chì)

– Thợ sửa ống nước và lắp ráp đường ống (đường ống có thể chứa chì)

– Công nhân tái chế các kim loại, điện tử, và pin (có thể có chì)

– Công nhân sản xuất sản phẩm cao su (quá trình sản xuất có chì)

– Thợ đóng tàu (vật liệu được sử dụng có thể bao gồm chì)

– Công nhân vận hành lò đốt chất thải rắn (rác thải có thể chứa chì)

– Thợ hàn thép (thép mạ kẽm được phủ một phần bằng chì)

C. Nguyên nhân làm bạn bị nhiễm chì:

1. Hít thở trong khói chì hoặc bụi chì

Khói chì được sinh ra trong quá trình chế biến kim loại, khi kim loại được đun nóng hoặc hàn. Bụi chì được tạo ra khi cắt kim loại chì hoặc khi dùng giấy nhám để loại bỏ sơn có chì trên tường. Khói chì và bụi chì không có mùi, vì vậy bạn có thể không biết mình đang bị tiếp xúc.

2. Nuốt bụi chì

Bụi chì có thể có trong thực phẩm, nước, quần áo, và các đối tượng khác. Nếu bạn ăn, uống, hoặc hút thuốc trong khu vực chì đang được xử lý hoặc lưu trữ, bạn có thể nuốt bụi chì. Không rửa tay trước khi ăn cũng là nguyên nhân khiến bạn có thể nuốt chì.

3. Tiếp xúc với bụi chì

Một số nghiên cứu đã cho thấy chì có thể được hấp thụ qua da. Nếu bạn làm việc với chì ; và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng, bạn có thể bị nhiễm chì. Bụi chì cũng có thể bám trên quần áo và tóc của bạn; rất có thể bạn sẽ mang chì về nhà và làm cho gia đình bạn bị nhiễm chì.
Ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe.

Ngộ độc chì xảy ra khi tiếp xúc với hàm lượng chì rất cao trong một khoảng thời gian ngắn. Người bị ngộ độc chì có thể cảm thấy các triệu chứng như: đau bụng; táo bón, quá mệt mỏi, nhức đầu, kích thích, mất cảm giác ngon miệng; mất trí nhớ, đau hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, yếu sức. Phơi nhiễm chì gây ra thiếu máu, suy nhược, tổn thương thận và não, thậm chí gây tử vong.

Chì làm ảnh hưởng sức khỏe phụ nữ mang thai và trẻ em. Phơi nhiễm chì có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, và vô sinh (ở cả nam lẫn nữ). Nói chung, chì ảnh hưởng đến trẻ em nhiều hơn người lớn. Trẻ em có xu hướng có dấu hiệu ngộ độc chì nghiêm trọng hơn người lớn. Nhiễm độc chì đã xảy ra ở trẻ em có cha (mẹ) vô tình mang bụi chì trên quần áo về nhà. Hiệu ứng thần kinh và chậm phát triển trí tuệ cũng xảy ra ở trẻ em có cha mẹ làm công việc có tiếp xúc với chì.

Các cơ quan như: Department of Health and Human Services (DHHS); Environmental Protection Agency (EPA); và International Agency for Research on Cancer (IARC) đã xác định rằng chì có thể gây ung thư ở người.

D. Làm thế nào bạn có thể giữ cho bản thân và gia đình an toàn với chì

– Không ăn uống trong khu vực làm việc với chì.

– Các nhà nghiên cứu thấy rằng, rửa tay bằng xà phòng và nước không đủ để loại bỏ dư lượng chì từ da của bạn. Vì vậy, cần mang thiết bị như kính bảo hộ, mặt nạ, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ; để ngăn ngừa tiếp xúc khi làm việc với chì, bụi chì.

– Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ chì trên tay. NIOSH (National Institute for Occupational Safety and Health); đã phát triển công nghệ giúp công nhân biết ngay lập tức nếu họ có chì trên tay; gọi là Full Disclosure, được cấp phép vào năm 2003 và cung cấp bởi SKC, Inc. NIOSH cũng tạo ra khăn khử nhiễm có thể loại bỏ 98% dư lượng chì từ da; có bán trên thị trường, được gọi là Hygenall Decontamination Towels.

– Sử dụng vòi hoa sen, thay quần áo và giày dép sau khi làm việc. Điều này sẽ giúp bạn không mang bụi chì về nhà của bạn.

– Làm việc trong khu vực thông thoáng.

– Khi bạn dự định có thai hoặc đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên kiểm tra hàm lượng chì trong máu và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chì.

EMAIL : CNYTNAMCUONG@GMAIL.COM

FACEBOOK : CNYT NAM CƯỜNG

Chì thỏi

Tin Tức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *