31 - An Phú Đông 12 - P .An Phú Đông – Q.12 – TP.HCM
CSKH : 0937 452525 - For English : +84 963 151539
cnytnamcuong@gmail.com

Phóng xạ y khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Phóng xạ y khoa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Phóng xạ phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và phân tử. Làm hư hại DNA khiến giảm đề kháng, ung thư nếu chiếu liều cao.

Chúng ta đều tiếp xúc trong giới hạn an toàn với nguồn bức xạ là tự nhiên và nhân tạo. Trong đó nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15%. Phần lớn số bức xạ nhân tạo con người tiếp xúc là trong y học như chụp phim X-quang, CT… Còn lại từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa của nó. Và phát ra các bức xạ hạt nhân. Thường được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton. Mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta. Không mang điện như hạt nơtron, tia gamma.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Vinmec. Cho biết phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào và phân tử, làm hư hại phân tử DNA. Các tế bào có DNA bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. 

Bệnh phóng xạ?

Bệnh phóng xạ có thể sinh ra do bị chiếu xạ từ ngoài cơ thể hoặc nhiễm chất phóng xạ (nhiễm xạ từ bên trong) hoặc do cả hai. Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion hóa ở mức thấp. Thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được. Nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ. 

Máy chụp PET/CT tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 ( Hà Nội ). Ảnh: Lê Nga
Máy chụp PET/CT tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Ảnh: Lê Nga
Các loại bệnh phóng xạ

Bệnh phóng xạ được chia làm hai loại là phóng xạ cấp tính và mạn tính. 

Phóng xạ cấp tính

Phóng xạ cấp tính xảy ra khi cơ thể bị chiếu toàn thân một liều lớn hoặc những liều không lớn nhưng liên tiếp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công tác an toàn phóng xạ hiện nay. Bệnh phóng xạ cấp thường hiếm hơn và chỉ xảy ra ở hai tình huống như tai nạn hạt nhân hoặc điều trị quá liều. 

Phóng xạ mạn tính

Bệnh phóng xạ mạn tính xuất hiện khi cơ thể bị chiếu những liều xạ nhỏ trong một thời gian dài. Bệnh có thể gặp ở người do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với phóng xạ. Ngoài ra, các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào bên trong qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua da. Khiến nhiều cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng. 

Nguy hiểm?

Đối với máu và cơ quan tạo máu xuất hiện triệu chứng xuất huyết, phù nề, thiếu máu do mô Lympho và tủy xương nhạy cảm cao với bức xạ. Hệ tiêu hóa chiếu xạ liều cao làm tổn thương niêm mạc ống vị tràng gây rối loạn tiết dịch, xuất huyết, loét, thủng ruột, giảm đề kháng cơ thể, viêm da, sạm da…và phát triển khối u ác tính. Một số bộ phận khác như cơ quan sinh dục chiếu liều cao có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.

Phụ nữ mang thai chiếu xạ cao có thể sẩy thai, chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa ung thư và phóng xạ đã được khoa học chứng minh. Khi bị tia phóng xạ tác động, các gen ung thư tồn tại sẵn trong tế bào của con người ở dạng không hoạt động do bị những gen khác ức chế sẽ “trỗi dậy” và gây bệnh.

Các biện pháp chủ yếu để bảo đảm an toàn phóng xạ:

  • Nhân viên y tế khi làm việc cần đồ bảo hộ như quần áo, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì phù hợp.
  • Không hút thuốc, ăn uống trong phòng làm việc chứa chất phóng xạ.
  • Kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ hoặc tẩy xạ trước khi ra ngoài.
  • Luôn che chắn phòng máy bằng vật liệu như chì tấm, cao su chì, barite để hạn chế tia phóng xạ lọt ra ngoài.

Bệnh nhân khi điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trước khi vào phòng phóng xạ. Các cơ quan như não, thuỷ tinh thể, tuyến giáp, tuyến vú cần bảo vệ, che chắn phù hợp.

Các sản phẩm có thể quý khách quan tâm: Gạch Barite , Chì Tấm, Kính Chì, Cửa Chì, Bình Phong Chì, Vật Tư Khác, Chì lá cho lưới cá

EMAIL : CNYTNAMCUONG@GMAIL.COM

FACEBOOK : CNYT NAM CƯỜNG

Tin Tức
  • THI CÔNG PHÒNG XQUANG NHA KHOA 30/12/2020
    Mỗi năm đến dịp tết thì nhu cầu mua sắm, làm đẹp càng tăng cao. Và cái nhìn đầu tiên để đánh giá một người đẹp đó chính là nụ cười của họ. Cũng chính vì thế mà hiện nay, các phòng khám nha khoa phát triển mạnh mẽ. Phòng ...
  • Báo giá tấm chì 3mm 29/12/2020
    chì về mùa tết 2021
  • BÁO GIÁ CHÌ TẤM 2mm 28/12/2020
    Chì tấm ( chì tấm 2mm ) là sản phẩm cán mỏng từ chì nguyên chất  Pb>99.6; được ứng dụng che chắn bức xạ  y tế hạt nhân. Tấm chì được ốp kín trên tường phòng chụp xquang; phòng chụp CTscaner, phòng can thiệp tim mạch, phòng đo loãng xương; phòng ...
  • Thiết kế thi công phòng X-quang theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ của Bộ Khoa học và Công Nghệ 27/12/2020
    Thi công phòng x-quang A. PHÒNG LẮP ĐẶT MÁY X-QUANG CHỤP TỔNG HỢP CAO TẦN RAY SÀN – TƯỜNG: Chụp X quang là một kỹ thuật rất phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh y tế. Ngoài những lợi ích do kỹ thuật chụp X quang mang lại; thì nó cũng tiềm ...
  • CÔNG TY CÔNG NGHỆ Y TẾ NAM CƯỜNG 26/12/2020
    Chuyên cung cấp vật tư và thi công phòng ngăn tia X-Ray ; Chì tấm – Kính chì – Bột barite – gạch Barite     Email : chitamxquang.namcuong@gmail.com Công ty chúng tôi chuyên sản xuất, cung cấp vật tư; và thi công, xây dựng phòng cản xạ. Với nguồn nhân ...
  • Hướng dẫn trát vữa Barite cản xạ cho phòng Xquang – Ctscaner 25/12/2020
    Trát vữa barite – Khi thi công các phòng đặc thù X – Quang; thì các phòng sử dụng chất phóng xạ không nên làm cửa sổ kính. Vì lớp kính này bình thường không được mở. Nếu có yêu cầu làm cửa kính thì các lớp kính phải là kính ngậm chì; để ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *